Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.903.650
CÁCH CHĂM SÓC BẦU VÚ KHI CHO CON BÚ VÀ DÙNG MÁY HÚT SỮA
(Ngày đăng: 10/05/2016 - Lượt xem: 9298)
Việc sản xuất sữa để nuôi con trong cơ thể người mẹ, cũng tự nhiên như trời nóng đổ mồ hôi, thèm ăn chảy nước dãi... Mẹ ôm con vào người càng sớm, càng nhiều sau khi sinh và cho con bú mẹ hoàn toàn (k thêm sữa ngoài) thì tự nhiên sữa mẹ sẽ chảy ra, mẹ không ít sữa hay thiếu sữa

Việc sản xuất sữa để nuôi con trong cơ thể người mẹ, cũng tự nhiên như trời nóng đổ mồ hôi, thèm ăn chảy nước dãi... Mẹ ôm con vào người càng sớm, càng nhiều sau khi sinh và cho con bú mẹ hoàn toàn (k thêm sữa ngoài) thì tự nhiên sữa mẹ sẽ chảy ra, mẹ không ít sữa hay thiếu sữa. Bầu vú đã có hoàn chỉnh tất cả các bộ phận và cơ chế để tạo sữa mẹ đầy đủ cho con từ giữa thai kỳ, thậm chí công suất "nhà máy" đủ sữa cho sinh đôi, sinh ba.

Trong phạm vi bài viết này, Betibuti chia sẻ một số pp chăm sóc bầu vú như giữ vệ sinh, cho bú đúng cách, không lạm dụng mhs để vừa có dồi dào sữa cho con vừa bảo vệ cấu trúc tự nhiên, tính đàn hồi và hình dạng của bầu vú mẹ.

Bài viết nhắc kiến thức từ các bài viết trước của Betibuti:
- CHĂM SÓC BẦU VÚ MẸ (PHẦN 1)
- KHỚP NGẬM ĐÚNG
- THƯ THẾ BÚ 
- PP PHÁP MASSAGE
- CHẤT LƯỢNG SỮA MẸ VÀ DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ (PHẦN 1 VÀ 2)
các mẹ nào chưa đọc các bài này thì nên tham khảo lại để có thể áp dụng hoàn chỉnh.

 

 

A - Chăm sóc bầu vú khi bú mẹ:

1- Rửa tay: Mẹ rửa tay sạch bằng xà bông, hoặc dùng gel tiệt trùng.

2- Vệ sinh đầu ti sau cử bú là quan trọng. Vệ sinh đầu ti trước cử bú là không cần thiết, trừ trường hợp mẹ có bôi thuốc gì đó lên đầu ti.

Nhiều mẹ tưởng rằng đầu ti cần phải được "tiệt trùng" trước khi cho bé bú. Thật ra, việc lau đầu ti trước khi bé bú là không quan trọng bằng việc vệ sinh đầu ti sau khi bé vừa mới bú xong, để tránh vi khuẩn từ nước miếng của bé có cơ hội lưu giữ và phát triển trong sữa mẹ. (Cách vệ sinh đầu ti sau khi bú sẽ được mô tả ở phần sau.)

Do đó, trước khi cho bé bú các mẹ không nên rửa đầu ti bằng các chất khử trùng, xà bông, gel, kem, rồi lau lại bằng nước sạch trước khi cho bé bú. Trừ trường hợp, đầu ti phải bôi thuốc chữa các bệnh ở đầu ti.

Ngay trên quầng vú, có nhiều hạt nhỏ li ti, liên tục tiết là một chất bảo vệ tiệt trùng và giữ ẩm tự nhiên cho khu vực đầu ti và quầng vú, vừa có vai trò là mùi hương đặc thù giúp bé nhận ra vú mẹ. Do đó, việc vệ sinh đầu ti và quầng vú trước khi bé bú/ cử hút sữa làm khô vùng da này bị khô, dễ tổn thương, dễ nứt nẻ, mất mùi hương đặc thù của mẹ.

3- Chườm nóng: Vì sữa mẹ nhiều chất béo, nên việc chườm nóng bầu vú 10' - 15' trước cử bú giúp các cạn béo trong các tuyến vú tan chảy hoặc mềm ra, giúp sữa chảy thông trong các tia sữa. Tăm dưới vòi sen nước nóng cũng là cách để chăm sóc bầu vú và tạo sữa rất tốt.

4- Massage (đọc và áp dụng bài PP Massage 3', 3 bước của Betibuti) ngay trước khi bé bú/ hút Luôn luôn massage nhẹ nhàng để không làm tổn thương các dây chằng và các mô trong tuyến vú.

[Cách thực hành sai lầm trong cộng đồng là bóp mạnh cho "dập" các "quả" trong vú để có nhiều sữa, không những không hề giúp tạo sữa mà còn làm hỏng cấu trúc nâng đỡ và làm ngực chảy sệ. Cho con bú không làm hư ngực, massage quá mạnh và k đúng cách mới làm hư ngực.]

5- Bế bé bú đúng tư thế: Tư thế bú đúng là "đưa bé vào vú mẹ, không đưa vú mẹ vào bé." Có nghĩa là ở mọi tư thế bú (xem bài Tư Thế Bú Mẹ) cả người bé luôn úp hẳn và sát vào người mẹ. Tai, vai, hông của bé nằm trên một đường thẳng. Kê gối để nâng đầu bé được nâng cao ngang với ngực mẹ, chứ mẹ k cúi xuống con, giúp giảm thiểu tác động của trọng lực khi bầu vú nặng hơn bình thường do đầy sữa, làm bầu vú bị chảy xệ.

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế bú khác nhau để thông đều các tia sữa và tránh bị tắc tia sữa.

Ngoài ra, cm có bầu vú lớn cần có thói quen nâng bầu vú trong tay khi cho con bú/ hút, tạo thành hình chữ C/ chữ U giưa ngón cái và ngỏn trỏ đat sau quầng vú và cả lòng bàn tay nâng bầu vú.

6- Bé có khớp ngậm đúng: Khớp ngậm đúng giúp sữa mẹ xuống nhiều nhất và giúp bé bú được tối ưu nhất. Ngoài ra, khớp ngậm đúng còn giúp đầu ti mẹ không bị đau, tránh được tình trạng nứt cổ gà (xem thêm chi tiết trong bài Khớp Ngậm Đúng và bài Ti mẹ, Ti bình.) Khơp ngậm đúng còn giúp bé bú khi khi đầu ti mẹ nhỏ, ngắn, phẳng, thụt hay quá to.

7- Dừng cử bú đúng cách: Dừng cử bú đúng cách cũng giúp tránh tổn thương đầu ti và tránh tăc tia sữa, là một việc ít được cm để ý. Khi bé bú xong, nhưng vẫn ngậm chặt ti không nhả, các mẹ "mở khớp" bằng cách đưa đầu ngón tay út vào khoé môi của bé tách môi bé ra khỏi vú mẹ khi không khí từ bên ngoài lọt vào miệng. Bé có thể lép nhép trước khi nhả hẳn ti mẹ, giúp lượng sữa đang đọng trong khoang phình được hút ra khỏi vú mẹ.

8- Vệ sinh đầu ti sau cử bú/ hút:

Vệ sinh đầu ti sau cử bú là quan trọng vì trong nươc miếng (nươc bọt) của bé có vi khuẩn, sẽ sinh sôi trên vùng đầu ti có nhiều dương chất (và có thể có khe nưt dễ bị nhiễm trùng). Mẹ phải luôn nhớ lau sạch đầu ti bằng nước sạch. Có thể vắt vài giọt sữa mẹ mới để xoa đầu ti và quầng vú, vừa dưỡng da, vừa bảo vệ đầu ti.

Không nên dùng nước hoa, cồn, xà phòng để rửa đầu ti.

[Hai bầu vú là hai nhà máy sản xuất sữa độc lập, nên k có công suất hoàn toàn giống nhau. Trong trường hợp bên nhiều bên ít, bên to bên nhỏ, cm có thể tăng cường hút bên nhỏ (tăng thời gian mỗi cử hút 10' và số cử hút gấp đôi). Tuy nhiên, nếu cm k có đủ thời gian để kích điều chỉnh thì cứ để lệch trong thời gian cho con bú, sau này khi cai sữa, cả 2 bầu vú sẽ trở về kích thước trước khi mang thai, nên sẽ cân đối trở lại. Không lo về thẩm mỹ.]

B- Sử dụng máy hút sữa:

Bất kể là bé bú mẹ, hay dùng mhs, hay vắt tay, mà có cảm giác đau trong lúc đó hoăc sau đó, chứng tỏ trong cách làm có điểm sai sai, nên thay đổi để tìm cách sữa, nếu tiếp tục để sai lâu sẽ có hại cho bầu vú mẹ.

Sử dụng mhs không đúng có thể làm đau hoặc tổn thương đầu ti, và lạm dụng mhs lâu dài như thế sẽ làm hại các mô và các cấu trúc nâng đở bên trong bầu vú khiến bầu vú sớm bị chảy xệ. Một vài mẹ nghĩ rằng phải mở máy hút chế độ mạnh nhất để hút được nhiều sữa nhất, cộng thêm vào đó, cm dùng phểu không đúng kích thước, hoặc hút quá lâu. Do đó khi sử dụng mhs, cm phải đọc kỹ cẩm nang hướng dẫn để dùng đúng, làm đúng.

Về mặt nguyên tắc, bé bú mẹ là "massage+vắt+hút" cùng 1 lúc, nên sữa về nhiều nhất. Khi hút sữa thì chỉ có động tác hút mà thôi, do đó phải áp dụng thêm pp massage trước, trong và sau khi hút sữa để hút được nhiều sữa mà không cần hút lâu và mạnh. Phểu chỉ cần vừa kín phần trước vú để kín hơi khi hút, không được ấn phểu quá mạnh ngược vào bầu vú khiến một số tuyến sữa và ống dẫn sữa ở những nơi bị ép này không thoát được sữa, dễ gây tắc sữa.

Các mẹ tham khảo pp massage 3' của Betibuti để áp dụng và hút sữa nhẹ nhàng hoăc vắt tay nhẹ nhàng quanh quầng vú.

C- Tập thể dục và tắm nắng:

Trong thời gian cho con bú, các mẹ có thể tiếp tục các động tác thể dục cho bầu ngực, trong các bài tập đã được Betibuti mô tả chi tiết trong Phần 1.

Các mẹ cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga sau khi lành các vết thương sau khi sinh, giúp máu huyết lưu thông tốt và tăng cường cơ chế cân bằng nội tiết tố.

Các mẹ cũng cần phơi nắng sáng 45% cơ thể trong 15' mỗi ngày, để tăng lượng vitamin D là một loại vitamin D cần thiết cho sức khoẻ của bà mẹ, đặc biệt là chống ung thư vú, và truyền vitamin D cần thiết cho con bú sữa mẹ. Cm ở cử nên tránh gió lạnh, gió lùa, không nên tránh ánh sáng và ánh nắng mặt trời.

D- Áo ngực và trang phục:

Cm cần mặt áo ngực bản rộng, đàn hồi, hút mồ hôi hoặc loại áo ngực chuyên dùng cho con bú, để tiếp tục nâng đở bầu ngực khá nặng trong giai đoạn này giảm thiểu tác đông của trọng lực gây chảy xệ vú sớm.

Trong 6 tuần đầu sữa mẹ được tiết theo cơ chế hocmon, có nghĩa là bú bên này, bên kia chảy sữa, ngực cương và chảy sữa thất thường trong ngày, ngay cả khi ngủ, do đó trong thời gian này, Betibuti khuyến khich cm mặc áo ngực cho con bú 24/24 và luôn dùng miếng lót sữa bên trong cả 2 bên áo ngực. Miếng lót này phải được thay thường xuyên, tối đa 4 giờ, để đảm bảo vệ sinh cho đầu ti (có thể dùng loại miếng lót giặt được, dùng nhiều lần hoặc loại dùng 1 lần rồi bỏ).

Trang phục của mẹ nên thoải mái, thoáng mồ hôi, nhẹ nhàng, phần cổ áo có thể là loại rộng, vải thun cotton cổ bắt chéo để dễ dàng vén áo cho con ti, hoặc cài nút phía trước để mở hẳn áo cho con da-tiếp-da mẹ trong khi bú là tốt nhất.

E- Dinh dưỡng:

Trái với quan niệm thông thường cho rằng mẹ phải bồi dưỡng nhiều chất béo (chân giò, sữa bò,...) để sữa mẹ "có chất". Cm đọc bài "Chất lượng sữa mẹ" và "Dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú" của Betibuti chắc còn nhớ, sữa mẹ tốt nhất là có chất béo làm từ mô mỡ dự trư của mẹ, vì chất béo làm từ mỡ của mẹ nhiều axit béo tự do dài như DHA, AA... hơn là chất béo qua chế độ dinh dưỡng trực tiếp từ mỡ động vật khác mà mẹ hấp thụ.

Ngoài ra, chất béo nhập từ bên ngoài ngắn hơn, cấu trúc phân tử lớn hơn, nên dễ đông đặc trong ống dẫn sữa gây tắc tia sữa, tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiết sữa tối ưu của bầu vú mẹ, và có thể gây viêm hoặc áp xe tuyến vú ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ.

Ngoài ra, trong chế độ ăn kiêng thông thường của các bà mẹ cho con bú trong cộng đồng, không phong phú, thiếu trái cây, thiếu vitamin. Hầu hết các loại vitamin cần thiết cho "sức khoẻ" và sự dẽo dai của bầu vú mẹ, trong đó đặc biêt là vitamin E và vitamin D. Các mẹ cần chú ý dinh dưỡng phong phú vì "sức khoẻ" của nhà máy sữa.

Quảng cáo chân trang

 

Các tin liên quan
LỢI ÍCH CỦA MUA MÁY HÚT SỮA ONLINE TẠI SHOP GIA PHÚ.
Lợi ích của cho con bú là gì?
Làm gì khi con bị sốt ?
Nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào cho đúng cách? (Phần 3)
Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Phần 2)
Nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào cho đúng cách?(Phần 1)
Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Phần 3)
Nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào cho đúng cách? (Phần 3)
Nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào cho đúng cách ? (Phần 2)
LỢI ÍCH CỦA MẸ KHI NUÔI CON BẰNG SữA MẸ
TẬP CHO BÉ SƠ SINH NGỦ NGON NHƯ THẾ NÀO ?
8 ĐIỀU TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH !
Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Phần 1)
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐỦ SữA CHO BÉ BÚ ?
LỢI ÍCH CHỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SữA MẸ ?
SỮA MẸ VÀ 10 ĐIỀU KÌ DIỆU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?
MỘT SỐ THÔNG TIN THÚ VỊ VỀ SữA MẸ !!!
MẸ NÊN ĂN GÌ ĐỂ CÓ SữA MẸ TỐT NHẤT CHO BÉ ???
BÉ KHÔNG CHỊU TI BÌNH. MẸ PHẢI LÀM SAO? BÍ QUYẾT GIÚP BÉ TI BÌNH KHI MẸ ĐI LÀM.
CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ