Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.896.059
Tập cho bé bú mẹ trở lại
(Ngày đăng: 05/09/2016 - Lượt xem: 46088)
Nếu bé không chịu bú trực tiếp, mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây giúp bé làm quen với vú mẹ dần dần một cách thật tự nhiên. Mẹ đừng nên nóng vội và ép bé quá mức.

Những cách này đều có thể áp dụng được đối với:

  • Bé mới sinh đang học cách bú: Thông thường các bé mới sinh mà không chịu (hoặc không biết) bú sẽ biết bú mẹ sau 4-8 tuần đầu đời.
  • Bé lớn hơn một chút nhưng không biết bú mẹ (do quen bú bình)
  • Bé phản ứng mạnh và không chịu bú mẹ (bé thậm chí không chịu bế ở các tư thế cho bú)
  • Bé bị lẫn ti
  • Bé cáu kỉnh khi bú (nhưng không từ chối bú mẹ hoàn toàn)

Với những bé cương quyết không chịu bú mẹ, vẫn có thể tập ôm bé gần ngực mẹ được nhưng sẽ mất nhiều thời gian, và kiên trì hơn theo kiểu “lùi một bước, tiến hai bước”.

Hai nguyên tắc cơ bản

Đối với những bé gặp các vấn đề về bú mẹ, có hai nguyên tắc cơ bản sau:

1. Cho bé ăn đủ: Bé sẽ dễ dàng học được cách bú mẹ hơn khi được ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Đối với những bé không bú mẹ trực tiếp, sữa mẹ (đã vắt ra) vẫn là lựa chọn tốt nhất cho bé (tốt nhất là sữa của mẹ bé, tiếp đến là sữa mẹ đi xin được). Nếu không có hoặc không thể xin sữa mẹ, lựa chọn cuối cùng mới là cho bé ăn sữa công thức (trong các loại sữa công thức, có thể xem xét chọn các loại sữa organic để tránh đc càng nhiều hóa chất cho bé càng tốt).

Cần chú ý rằng không để bé quá đói rồi mới cho bé bú. Bé không chịu bú vì bé không muốn bú. Do đó, không có chuyện “Đói rồi tự khắc sẽ bú” như nhiều người vẫn nói.

Thông thường, những bé không được bú sẽ không biết bú. Mục tiêu của chúng ta là xác định tại sao bé không biết bú để cố gắng khắc phục nguyên nhân đó và duy trì nguồn sữa mẹ giúp duy trì hoặc giúp kích sữa cho đến khi khắc phục được tình trạng không biết bú của bé (đôi khi bé bị ốm, bé sinh non cũng là nguyên nhân khiến bé không hoặc không biết bú mẹ).

Cố gắng giữ cho bé no đủ và thật vui vẻ. Nghĩa là vẫn tiếp tục cho bé ăn sữa mẹ đã vắt ra, sữa công thức, hay ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên) theo cách bé đã quen. Đồng thời, dần dần ôm bé vào gần tư thế cho bú, skin to skin, v.v.

2. Duy trì nguồn sữa mẹ: Việc duy trì sữa mẹ trong lúc bé tập bú mẹ trực tiếp hoàn toàn là rất quan trọng vì nhờ đó, bé sẽ có nhiều thời gian hơn để học cách bú mẹ, và phần thưởng cho nỗ lực học hỏi của bé sẽ là bé bú được nhiều sữa hơn.

Dẫn dụ bé lại gần vú mẹ

Mục đích lúc này là dẫn dụ, thuyết phục bé laị gần vú mẹ, chứ không phải là ép bé bú mẹ ngay. Việc ép bé chỉ làm bé cáu gắt và dễ mang lại cho bé ấn tượng xấu đối với vú mẹ. Khi bé dần quen và bú mẹ thành thạo hơn, bé sẽ bú được nhiều sữa hơn. Từ đó, bé sẽ nảy sinh tình cảm và lòng tin vào việc bú mẹ trực tiếp và sẽ kiên nhẫn tập bú đúng khớp.

Một số cách giúp thuyết phục bé lại gần vú mẹ:

  • Mẹ nên mặc áo sao cho bé có thể tiếp cận vú mẹ dễ dàng và nhanh nhất. Trẻ thường dễ mất kiên nhẫn trong giây lát và không thể chờ vài giây để mẹ lật áo, cởi áo lót. Nếu có thể, hai mẹ con nên cởi trần từ thắt lưng trở lên và nằm cùng nhau ở một chỗ kín đáo, ấm áp.
  • Áp dụng skin-to-skin càng nhiều càng tốt. Các bé khi được skin-to-skin thường bú thành thạo hơn, và thậm chí là lên cân nhanh hơn. Hai mẹ con nên ở cạnh nhau càng nhiều càng tốt, và tập cho bé bú càng nhiều lần càng tốt. Áp dụng skin-to-skin với bé, đầu tiên là khi be buồn ngủ, ngay sau khi bé bú bình (nếu bạn cho bé bú thêm bình). Bằng cách này, bé có cơ hội ngủ và thức dậy một cách vui vẻ, được áp sát vào ngực mẹ, lúc này, mẹ có thể bắt được những dấu hiệu đầu tiên của cơn đói của bé. Nếu thấy bé di chuyển lại gần vú mẹ và rồi lại ngủ thiếp đi trước khi ngậm vú hoặc bú vài ba cái, mẹ hãy vui lên vì đó là những bước tiến đáng kể rồi đó.
  • Cố gắng tập cho bé bú mẹ thường xuyên. Thử tập cho bé bú ở những nơi bé yêu thích, ở tư thế bú bé thoải mái, trong khi tắm cho bé, trong khi cùng bẹ đi dạo, khi nằm cùng bé, khi bé nằm ngửa, khi bé nằm sấp, khi bé ngủ, khi bé vừa ngủ dậy, v.v. hay bất khì lúc nào, chỗ nào trông bé có vẻ hứng thú với việc tập bú mẹ.
  • Tránh ép bé bú mẹ. Cố gắng tỏ ra bình thường, không buồn bực, giận dữ nếu bé không chịu bú (điều này nói thì dễ, làm thì không dễ chút nào) nhưng mẹ hãy cố không tỏ ra buồn bực, mục tiêu của chúng ta là không ép bé. Đừng giữ đầu bé, ấn vào vú mẹ. Nếu bé né tránh vú mẹ thì cũng không kéo đầu bé ngay lúc đó, hãy thử tập lại vào lần sau. Nếu bé cáu gắt với việc tập bú thì mẹ có thể giảm mức độ tập xuống một chút, nghĩa là chỉ cho bé gần vú mẹ (áp dụng skin-to-skin thật nhiều) mà không nhất thiết phải cho bé tập bú. Điều này khá có ích vì khi dành nhiều thời gian skin-to-skin với bé, cho bé gần vú mẹ thật nhiều để bé thấy đây fhinhs là nơi bé được vỗ về ôm ấp, và không bị áp lực “phải” bú mẹ, bé sẽ chủ động hơn và có thể tự quyết định khi nào bú mẹ và khi nào ngừng bú.
  • Địu bé để bé có thể gần sát với mẹ (sử dụng các loại địu vải sẽ giúp bé dễ chịu và cảm thấy ấm áp hơn). Ôm, địu, âu yếm, vỗ về bé càng nhiều càng tốt; bế/địu bé khi làm các việc, chơi với bé, và dành cho bé thật nhiều quan tâm.
  • Ngủ gần bé. Nếu bé ngủ chung với mẹ, mẹ hãy áp dụng skin-to-skin với bé khi ngủ để bé được gần vú mẹ nhiều hơn. Nếu bé ngủ riêng, cố gắng để giường/cũi của bé cạnh giường mẹ để mẹ có thể nhận ngay ra khi bé bắt đầu đói. Tập cho bé bú mẹ trực tiếp thường dễ dàng hơn vào buổi đêm.
  • Sử dụng trợ ti cũng có thể giúp ích trong quá trình tập cho bé chuyển từ bú bình sang bú mẹ trực tiếp.
  • Hãy nhớ rằng bé luôn có nhu cầu mút và rất nhiều lúc bé bú vì bé đang muốn tìm cảm giác thoải mái, dễ chịu, hay để bình tĩnh lại. Lúc này việc bú mẹ là để bé cảm thấy an tâm (comfort nurse) chứ không phải để cảm thấy nó. Lý tưởng nhất là nên tập cho bé bú mẹ để bé cảm thấy an tâm, thoải mái nhất trước, sau đó mới là tập cho bé bú no. Bất kể khi nào có cơ hội, mẹ hãy tập cho bé bú để giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Ví dụ: khi kết thúc bữa ăn của bé khi bé không còn đói, khi bé sắp ngủ hoặc vừa tỉnh dậy, khi bé buồn ngủ, hay bất kể khi nào bé cần mút để lấy lại bình tĩnh. Đối với hầu hết các bé, tốt hơn hết là sau khi bé đã chịu bú mẹ để cảm thấy yên tâm và bình tĩnh hơn, lúc này mẹ mới nên tiếp tục tập cho bé bú no theo cữ ăn sau.

Một số gợi ý để bé có thể bú mẹ dễ dàng hơn

  • Chọn tư thế bú phù hợp rất có ích đối với những bé gặp vấn đề về bú mẹ: thông thường, 2 tư thế cho bú dưới đây có thể sẽ dễ dàng hơn tư thế cho bú truyền thống.

Tư thế cho bú

Nguồn: www.premiercarepeds.com 

  • Nếu bé hợp tác, bắt đầu tập cho bé bú đúng khớp trong khoảng 10 phút.  Nếu thấy bé không hợp tác thì nên giảm dần thời gian tập. Không nên cố tập cho bé nhiều hơn 10 phút vì lúc này, bé đã mệt, tập bú đúng cách sẽ khó hơn và có nguy cơ bé sẽ có ác cảm với vú mẹ nếu bị ép quá mức.
  • Không tiếp tục cố gắng ôm bé gần vú mẹ hay tập cho bé bú mẹ nếu: Bé cáu kỉnh hay khóc dữ dội; hoặc Mẹ cảm thấy quá mệt mỏi. Cả hai nên nghỉ một chút, mẹ dỗ dành bé để bé bình tĩnh lại trước khi tiếp tục tập. Mẹ có thể cho bé mút ngón tay, hoặc đặt bé vào giữa ngực mình (skin to skin), hoặc  nhờ bố bế bé một lúc.
  • Đôi khi cho bé ăn (sữa mẹ vắt ra hay sữa công thức) một chút trước khi tập bú mẹ cũng giúp bé không bị quá đói để kiên nhẫn tập bú mẹ hơn. Nếu mẹ đang tập cho bé bú mà cơn đói của bé đến đột ngột, nên nhanh chóng cho bé ăn một chút theo cách bé đã quen cho qua cơn đói rồi lại tục tập bú tiếp. Nếu cả mẹ và bé đều đã tập mệt, mẹ có thể cho bé ăn no bằng cách bé đã quen.
  • Trong trường hợp bé bú nhưng chưa bú đúng khớp (hoặc chỉ một vài ba cái rồi thôi), mẹ có thể cho bé ti thêm (sữa mẹ vắt ra hoặc sữa công thức) ngay tại vú (xem chi tiết), hoặc ngừng tập và cho bé ăn ngoài một chút (khoảng 10-20ml) và rồi tiếp tục tập. Nếu tiếp tục tập mà bé không hợp tác, mẹ nên ngừng tập và cho bé ăn tiếp nốt như cách bé đã quen ăn.
  • Sau mỗi lần cho bé tập bú, dù là bé không chịu bú, bú ít, hoặc có bú nhưng không làm mềm ngực, mẹ cần vắt nốt sữa ra. Đây vừa là cách để duy trì nguồn sữa cho bé, mẹ lại vừa trữ được sữa cho bé nếu bé vẫn cần ăn mà chưa thạo cách bú mẹ trực tiếp.  Mẹ không cần lo lắng, cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh để sản sinh ra thêm sữa cho lần tập bú tiếp theo.

Các kỹ thuật “sữa về tức thì”

Khi mới tập, có thể bé vẫn bú mẹ nhưng vì bú chưa hiệu quả nên sữa chảy ra ít hoặc không chảy ra, điều này dễ làm bé cáu và nản chí. Mẹ có thể chủ động làm thêm một số kỹ thuật để bé vẫn có thể bú được sữa (ở đây có thể là sữa mẹ, sữa mẹ vắt ra, hoặc là sữa công thức) trong trường hợp này và giúp bé kiên trì luyện tập hơn. Các kỹ thuật như sau:

  • Vắt sữa bằng tay hoặc vắt máy cho đến khi sữa xuống ngay trước khi cho bé ngậm vú mẹ. Lúc này, bé sẽ mút được sữa ngay mà không cần phải cố gắng mút nhiều.
  • Nếu sử dụng trợ ti, cố gắng vắt đầy sữa mẹ vào phần đầu của trợ ti trước, rồi mới cho bé bú, bé sẽ bú được một ít sữa ngay khi ngậm vào trợ ti.
  • Nhỏ sữa mẹ vắt ra (nếu có) hoặc sữa công thức lên đầu tin gay khi cho bé ngậm (mẹ có thể sử dụng bình hoặc xi lanh). Tiếp tục nhỏ sữa như vậy trong suốt quá trình tập cho bé: Chú ý chỉ nhỏ sữa ngay trên phần giữa môi trên của bé, để sữa chảy từ bầu vú dần dần xuống chính giữa môi trên và nhỏ từng giọt một. Ngoài ra, mẹ còn có thể dùng ống tiêm cong, mềm để nhỏ sữa vào miệng bé.
  • Sử dụng dụng cụ câu sữa

Nếu bé đã bắt đầu bú mẹ nhưng ngừng mút khi sữa xuống chậm, mẹ có thể ấn, nén bầu vú để sữa xuống nhanh hơn. Nếu vẫn không hiệu quả, mẹ hãy thử áp dụng 2 cách cuối như đã trình bày ở trên.

Skin to skin

Áo dụng skin-to-skin với bé, cho bé nằm trên bụng mẹ và để bé tự tìm vú mẹ thường rất hữu ích vì tư thế này giúp bé chủ động bú mẹ. Tập luyện tư thế này cũng cần thời gian chứ thường không thành công ngay ở lần đầu tiên. Chú ý: nên có thêm một người nữa hỗ trợ mẹ khi tập theo tư thế này để đảm bảo an toàn cho bé. 

Nếu bé nhất quyết không chịu bú mẹ

Trước hết cần xác định rằng việc bé không chịu bú mẹ không phải do các nguyên nhân vật lý. Ví dụ như bé có thể bị tật bẩm sinh nào đó khiến cho bé đau khi nằm ở tư thế bú hay không? Hoặc có phải bé có vấn đề về đường thở khi bú? Hay có phải bé bị đầy hơi? Hay bé bị trào ngược? Hay có phải bé bị đau họng khi bú do ảnh hưởng của thuốc đang sử dụng?

Đôi khi bé kiên quyết từ chối bú mà không có lý do cụ thể nào. Bé thường sẽ không cho bế, ưỡn người và dễ bị kích thích quá mức. Những bé như vậy vẫn có thể tập cho bú mẹ trực tiếp, nhưng phải thực hiện thật từ từ và hết sức nhẹ nhàng để bé có thể dần cảm thấy thoải mái khi ở gần vú mẹ.

Các mức độ trạng thái bé trải qua trong quá trình tập bú mẹ được tóm tắt như sau:

  • Bé nhất quyết chống đối vú mẹ
  • Bé khóc nhiều khi được bế hơn là khi đặt nằm
  • Bé chỉ thích được bế ở một số tư thế, không đồng ý cho bế ở tư thế cho bú truyền thống

Tư thế bú truyền thống

Nguồn: www.premiercarepeds.com 

  • Bé đồng ý cho bế ở tư thế cho bú truyền thống
  • Bé cố gắng tìm vú
  • Bé liếm sữa ở đầu vú của mẹ
  • Bé cố gắng mút
  • Bé bắt đầu mút được sữa từ vú mẹ
  • Bé bú mẹ thành thạo và chịu bú mẹ kể cả khi sữa chưa xuống

Một số bé có thể chống đối một cách kiên quyết hơn nếu mẹ cố gắng ép bé bú. Nếu mẹ quá cố gắng trong việc tập cho bé bú đúng khớp trong khi bé không chịu bú, mẹ nên chậm lại một chút, có thể ngừng cho bé tập bú trong vài hôm.

  • Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bằng cách bú bình (hoặc bằng cách mà bé đã quen) ở tư thế mà mẹ vẫn cho bé ăn, không cố gắng tập cho bé bú mẹ. Nếu bé chống đối không cho bé bế ngay từ đầu, mẹ có thể cho bé ăn khi đặt bé vào ghế sơ sinh, hoặc mẹ có thể bế bé sao cho bé không quay mặt về phía mẹ.
  • Tập với bé cho đến khi bé trở nên thoái mái khi được bế ở bất kỳ tư thế nào, khi đó bắt đầu bế bé ở tư thế cho bú.
  • Khi bé cảm thấy thoải mái khi được bế ở tư thế cho bú, bắt đầu áp dụng skin-to-skin. Không nên cố gắng thử cho bé bú trước khi bé cảm thấy thoải mái với skin-to-skin cùng mẹ. Mục tiêu của chúng ta là để bé có thể tin tưởng vú mẹ và được ôm ấp vỗ về khi ở cạnh vú mẹ mà không bị áp lực phải bú mẹ.
  • Khi bé thoải mái hoàn toàn cạnh vú mẹ, cho bé ăn (bú bình, …) cạnh vú mẹ. Mẹ cần tập cho bé cảm thấy thoải mái khi được cho ăn ở vị trí cho bú, trong khi đang skin-to-skin.
  • Bước tiếp theo, bắt đầu cho bé bú khi bé thật thư giãn và buồn ngủ, hoặc khi đang ngủ. Nằm cho bé bú cũng tốt.
  • Sau khi bé đồng ý bú mẹ để làm tự chấn tĩnh hoặc tự bình tĩnh lại, lúc này mẹ hãy bắt đầu tập để bé bú đúng khớp để có thể bú no.

Bú bình – nên hay không?

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng không nên cho trẻ bú bình hoặc dung ti giả trong thời gian bé đang học cách bú đúng khớp dựa vào nhu cầu mút của bé sẽ giúp bé học hỏi (cho bé bú sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu mút của bé). Tất nhiên, nếu bé của bạn bị lẫn ti, tốt nhất là nên tránh cho bé ti bình cho đến khi bé có thể bú mẹ thành thạo. Nhưng nếu bé hoàn toàn không ngậm vú bú mẹ, mẹ nên cân bằng với nhu cầu mút và mức độ cảm thấy thoải mái của bé.

Mẹ cũng có thể xem xét việc cho bé bằng một số cách khác với bú bình, ví dụ như sử dụng câu sữa, cho ăn bằng ống tiêm, cho ăn theo kiểu finger feed, cho ăn cốc, bón thìa, … Sử dụng dụng cụ câu sữa cũng rất hữu ích nếu bé chịu ngậm vú và ngậm vú thành thạo vì nó tạo cơ hội để bé bú liên tục bằng cách tạo ra dòng sữa liên tục cho bé (sữa mẹ vắt ra hoặc sữa công thức) đồng thời kích thích cơ thể mẹ sản sinh thêm sữa.

Nếu mẹ ưu tiên cho bé bú bình cũng không sao. Mẹ cần tập cho bé mở to miệng khi bú bình. Chạm đầu ti của bình vào môi bé theo hướng từ mũi xuống cằm và đợi cho đến khi bé mở rộng miệng như khi bé ngáp. Điều này cho phép bé chủ động chấp nhận bú chứ không phải chọc ngay bình vào miệng bé. Cách này sẽ dạy cho bé biết mở rộng miệng ra để bú, đây cũng là một khởi đầu tốt để bé bú mẹ trực tiếp hiệu quả hơn.

Sau khi bé đã chịu bú mẹ trở lại, hãy chuyển dần bé sang bú mẹ trực tiếp hoàn toàn. Quá trình chuyển đổi này cần một khoảng thời gian nhất định, cũng là thời gian giúp bé làm quen và tập luyện bú mẹ hoàn toàn hơn. Do đó, mẹ không nên cho bé ngừng bú bình đột ngột. 

Các tin liên quan
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG
Cách tắm cho bé
Mát xa cho bé
Bé không chịu ngủ - Trẻ sơ sinh khó ngủ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dỗ trẻ ngủ ngon
Giúp bé ngủ ngon
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Ưu nhược điểm khi trữ đông sữa trong bình thuỷ tinh
Trữ đông sữa: Làm gì khi mất điện
Nuôi con bằng sữa mẹ – Điều cần biết trong những tuần đầu đời của bé
Quá trình chuyển từ bú bình sang bú mẹ hoàn toàn
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách
Các dấu hiệu tắc sữa / viêm tuyến sữa và cách xử lý
Nguyên nhân gây tắc và viêm tuyến sữa
Những trường hợp lầm tưởng rằng mẹ không đủ sữa cho bé
Các nguyên nhân làm cho mẹ bị giảm lượng sữa
Khi mẹ quyết định hút sữa hoàn toàn
Trẻ bú bình cần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Cách nhận biết trẻ (dưới 6 tuần tuổi) có bú đủ hay không