Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.903.545
Khi mẹ quyết định hút sữa hoàn toàn
(Ngày đăng: 05/09/2016 - Lượt xem: 3936)
Đôi khi trong một số trường hợp mẹ không thể cho bé bú trực tiếp được (do bé không biết bú, bé bị ốm, …) mà buộc phải vắt sữa hoàn toàn. Phải nói rằng, để vắt sữa hoàn toàn như vậy, nỗ lực của mẹ không hề nhỏ. Dưới đây là một số thông tin thiết yếu giúp mẹ có thể thiết lập, làm tăng và duy trì nguồn sữa cho bé một cách hiệu quả nhất.

Tần suất

Trước tiên, bạn sẽ cần có một máy hút sữa, tốt nhất là dùng máy hút sữa đôi. Bạn có thể quyết định thuê hoặc mua máy. Cần lưu ý rằng chất lượng máy là rất quan trọng và có thể ảnh hưởng rất lớn đến lượng sữa bạn có thể hút ra.

Thông thường, bé mới sinh sẽ bú trung bình từ 8-12 lần trong 24 giờ. Trong trường hợp mẹ không thể cho con bú và phải hút sữa hoàn toàn, các chuyên gia khuyên rằng số lần mẹ hút sữa cần tương đương với số lần bé bú mẹ, nghĩa là 2-3 giờ/lần (chú ý không để quá 3 giờ mà không hút).

Hiểu được cơ chế sản sinh sữa sẽ giúp mẹ trong việc tạo ra nguồn sữa dồi dào cho bé sau này. Mẹ càng rút cạn sữa ra khỏi bầu vú thường xuyên thì cơ thể sẽ càng sản sinh ra nhiều sữa hơn. Do đó, để đảm bảo rằng mẹ hút sữa ít nhất 3h/lần, trong vài tuần đầu sau sinh, mẹ nên cố gắng hút sữa ít nhất 2 lần vào ban đêm.

Nên hút sữa trong bao lâu?

Mẹ nên hút sữa trong ~20 phút mỗi lần, hoặc ít nhất là 15 phút/lần hút. Chú ý tránh không hút quá 20 phút. Để kích sữa, mẹ nên hút thêm 5 phút sau khi thấy sữa ngừng chảy, việc này sẽ kích thích sữa về thêm lần nữa.

Lực hút

Với máy hút sữa, chế độ hút mạnh nhất chưa chắc đã là tốt nhất. Việc hút mạnh cũng không đồng nghĩa với việc sẽ hút được nhiều sữa hơn. Mẹ nên chọn tốc độ và lực hút vừa phải, chú ý để mình cảm thấy thoải mái, không đau hay khó chịu. Nếu vú bị tổn thương trong quá trình hút sữa, mẹ nên giảm lực hút. Nếu cảm thấy phần quầng vú bị hút quá sâu vào trong ống phễu, mẹ nên giảm tốc độ hút. Nên nhớ, mẹ sẽ hút được nhiều sữa khi cảm thấy thoải mái nhất.

Một số mẹo dành cho các mẹ hút sữa hoàn toàn:

  • Mẹ cần lưu ý: Uống nhiều nước, Ăn đủ lượng và chất, Nghỉ ngơi, Cố gắng không căng thẳng, Có thể uống/ăn một số thực lợi sữa như fenugreek, vừng, trà lợi sữa, đu đủ xanh, …
  • Mẹ có thể vừa hút sữa vừa xem ti vi, dùng máy tính, … để cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn và để không bị áp lực xem đã hút được bao nhiêu ml rồi. Mẹ có thể cài phễu vào áo lót cho con bú rồi bắt đầu hút, lúc này 2 tay mẹ sẽ không phải giữ bình sữa nữa và có thể làm một số việc như dùng máy tính chẳng hạn.

Nguồn ảnh: nickisdiapers

  • Mẹo sử dụng tủ lạnh: Sau khi hút, mẹ có thể tráng qua bình và phễu qua nước đun sôi để nguội rồi cho vào túi ziplock rồi cho vào tủ lạnh. Sữa mẹ có thể bảo quản tốt trong tủ lạnh 2-3 ngày, do đó có thể để bộ hút trong tủ lạnh như vậy rồi rửa kỹ lại cùng với toàn bộ chai lọ của bé vào cuối ngày.
  • Chăm sóc vú: Để bảo vệ núm vú và quầng vú khỏi bị tổn thương, mẹ có thể bôi kem chuyên dụng (ví dụ như Purelan100 của Medela) trước và sau khi hút sữa. Mẹ cũng có thể bôi dầu Oliu vào thành trong của phễu để làm giảm ma sát khi hút. Dầu oliu có tác dụng diệt khuẩn và an toàn với sữa mẹ nên cũng khá hữu ích.

Sau khoảng 3 tháng thì nguồn sữa sẽ dần ổn định lại. Khi đó mẹ có thể giảm dần số lần hút sữa nếu tổng lượng sữa hút được không giảm đáng kể (mẹ nên theo dõi vài ngày lượng sữa hút được để điều chỉnh cho phù hợp). Tuy nhiên, thời điểm này cũng có thể không cố định, nhiều mẹ bắt đầu giảm số lần hút sớm hơn nếu đã bắt đầu trữ đông được khá sữa. Khi giảm số lần hút, thông thường do thời gian giữa 2 lần hút dài hơn nên mẹ sẽ cần hút lâu hơn để rút cạn sữa trong bầu vú.

Các tin liên quan
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG
Cách tắm cho bé
Mát xa cho bé
Bé không chịu ngủ - Trẻ sơ sinh khó ngủ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dỗ trẻ ngủ ngon
Giúp bé ngủ ngon
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Ưu nhược điểm khi trữ đông sữa trong bình thuỷ tinh
Trữ đông sữa: Làm gì khi mất điện
Nuôi con bằng sữa mẹ – Điều cần biết trong những tuần đầu đời của bé
Quá trình chuyển từ bú bình sang bú mẹ hoàn toàn
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách
Các dấu hiệu tắc sữa / viêm tuyến sữa và cách xử lý
Nguyên nhân gây tắc và viêm tuyến sữa
Những trường hợp lầm tưởng rằng mẹ không đủ sữa cho bé
Các nguyên nhân làm cho mẹ bị giảm lượng sữa
Tập cho bé bú mẹ trở lại
Trẻ bú bình cần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Cách nhận biết trẻ (dưới 6 tuần tuổi) có bú đủ hay không