Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.902.490
Các nguyên nhân làm cho mẹ bị giảm lượng sữa
(Ngày đăng: 05/09/2016 - Lượt xem: 2768)
Sau khi cho bé bú một thời gian, mẹ có thể bị giảm sữa đi. Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng đó, các mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân tiềm ẩn dưới đây:
Do bé vừa bú mẹ vừa ăn thêm các loại nước khác (như sữa công thức, nước, nước quả). Khi mẹ cho bé bú, thông qua lượng sữa bé bú được mà cơ thể mẹ hiểu được nhu cầu của bé và sẽ tự động điều chỉnh lượng sữa sản sinh ra đáp ứng đủ cho nhu cầu đó. Khi mẹ cho bé ăn thêm một lượng các loại nước khác, thì cơ thể mẹ cũng tự nhận biết điều này và tiết ra lượng sữa ít đi tương đương với lượng đó.
 
 
Do lẫn ti: Đối với bé, việc bú mẹ trực tiếp và bú bình đòi hỏi 2 kỹ năng khác nhau. Dòng sữa chảy từ bình ra thường nhanh và đều, bé chỉ cần mút nhẹ là được. Trong khi đó dòng sữa chảy từ ti mẹ lúc nhanh lúc chậm, đòi hỏi bé phải mút kiểu khác. Khi bé còn nhỏ dưới 6 tuần tuổi, nếu mẹ cho bú trực tiếp xem kẽ với một số bữa bú bình, bé có thể sẽ rất lúng túng để có thể cùng lúc quen với cả 2 cách này, vì không phân biệt được khi nào thì mút thế nào. Thậm chí một số bé có thể hoảng sợ. Đó là hiện tượng lẫn ti. Để tránh cho bé khỏi hiện tượng này, mẹ nên luyện cho bé thành thục kỹ năng bú mẹ trước (thường là trong khoảng từ 4-6 tuần đầu), rồi sau đó mới cho bé bú thêm từ bình.
 
Do bé mút ti giả: Ti giả có thể dẫn đến tình trạng lẫn ti của bé như đã nói ở trên. Ngoài ra, việc cho bé mút ti giả còn có thể làm giảm đáng kể thời gian bé bú mẹ, và do đó làm mẹ bị giảm dần lượng sữa.
 
Do sử dụng trợ ti: Trong một số trường hợp, trợ ti có những lợi ích nhất định. Nhưng cũng tương tự như việc cho bé mút ti giả, sử dụng trợ ti cũng có thể dẫn đến tình trạng lẫn ti của bé. Trợ ti còn làm giảm sự kích thích núm vú khi bé bú mẹ, giảm lượng sữa tiết ra và làm cho bé bú mẹ khó khăn hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh sữa.
 
Do quy định cứng nhắc về thời điểm bú của bé. Một số gia đình cố gắng cho bé ăn theo đúng thời điểm (ví dụ, các bữa phải vào đúng giờ nào đó hoặc phải cách nhau đúng 3 giờ). Việc này cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh sữa và làm giảm lượng sữa mẹ, thông thường là sau vài tháng. Để phòng tránh tình trạng này, mẹ  nên cho bé bú bất kỳ lúc nào bé đói.
 
Do giới hạn thời gian cho bé bú. Việc quy định máy móc về khoảng thời gian cho bé bú (ví dụ, 30 phút) cũng có ảnh hưởng không tốt. Nếu mẹ bắt bé ngừng bú khi bé vẫn muốn bú tiếp cũng là một nguyên nhân gây ra giảm lượng sữa ở mẹ. Ngoài ra, bé cần bú đủ lâu để có thể bú được sữa cuối chứa nhiều chất béo, nhờ vậy mới lên cân tốt và giãn dần các cữ ăn.
 
Do bé ngủ quên bú. Trong vài tuần đầu đời, nhiều bé ngủ rất nhiều, có thể ngủ quên bú và chỉ bú trong thời gian ngắn. Điều này cũng làm cho lượng sữa mẹ bị giảm dần. Mẹ nên cho bé bú đều đều, ít nhất 2 tiếng một lần vào ban ngày và 4 tiếng một lần vào ban đêm để ổn định nguồn sữa.
 
Do mẹ chỉ cho bé bú một bên trong mỗi cữ bú. Nếu lượng sữa của mẹ đã ổn định và bé lên cân tốt, mẹ có thể chỉ cần cho bé bú một bên trong mỗi cữ ăn. Tuy nhiên, nếu muốn tăng lượng sữa, mẹ cần cho bé bú cần một bên rồi cho bé bú tiếp bên còn lại.
 
Bỏ cữ bú đêm của bé. Trong cơ thể mẹ, hormon sản sinh sữa prolactin hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Do vậy, việc bỏ cữ bú đêm của bé để tập cho bé ngủ suốt đêm cũng có thể làm cho cơ thể mẹ điều tiết theo hướng giảm lượng sữa. Như vậy việc cho bé ăn bữa đêm là rất có ích nếu mẹ đang muốn tăng lượng sữa.
Các tin liên quan
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG
Cách tắm cho bé
Mát xa cho bé
Bé không chịu ngủ - Trẻ sơ sinh khó ngủ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dỗ trẻ ngủ ngon
Giúp bé ngủ ngon
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Ưu nhược điểm khi trữ đông sữa trong bình thuỷ tinh
Trữ đông sữa: Làm gì khi mất điện
Nuôi con bằng sữa mẹ – Điều cần biết trong những tuần đầu đời của bé
Quá trình chuyển từ bú bình sang bú mẹ hoàn toàn
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách
Các dấu hiệu tắc sữa / viêm tuyến sữa và cách xử lý
Nguyên nhân gây tắc và viêm tuyến sữa
Những trường hợp lầm tưởng rằng mẹ không đủ sữa cho bé
Khi mẹ quyết định hút sữa hoàn toàn
Tập cho bé bú mẹ trở lại
Trẻ bú bình cần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Cách nhận biết trẻ (dưới 6 tuần tuổi) có bú đủ hay không