Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.901.034
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách
(Ngày đăng: 05/09/2016 - Lượt xem: 21361)
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách

Những điểm cần lưu ý:

  • Bạn thấy màu hồng của môi trẻ. Điều này có nghĩa là môi trẻ được mở ra ngoài chứ không bị vặn hay mím vào phía trong.
  • Miệng trẻ gắn chặt vào quầng vú. Trẻ ngậm vú kín miệng.
  • Phần lớn quầng vú (ít nhất có đường kính 5cm) nằm trong miệng trẻ. Khi trẻ đang mút, bạn không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.
  • Lưỡi của trẻ nằm giữa phần nướu (lợi) dưới và vú. Nếu bạn nhẹ nhàng kéo môi dưới của trẻ xuống, bạn sẽ nhìn thấy được. Với cách ngậm vú đúng, lưỡi trẻ sẽ mở về phía nướu dưới, tạo thành một vùng lõm quanh núm vú và làm giảm bớt áp lực từ hàm.
  • Tai trẻ khẽ động đậy. Trong suốt quá trình chủ động mút và nuốt, các cơ phía trước tai của trẻ sẽ chuyển động, cho thấy hành động mút mạnh mẽ và hiệu quả bằng toàn bộ hàm dưới.
  • Nghe thấy tiếng trẻ nuốt. Trong những ngày đầu sau khi ra đời, trẻ có thể mút 5 đến 10 lần trước khi nghe thấy tiếng trẻ nuốt. Đó là vì sữa non tiết ra rất ít. Bạn có thể phải chú ý hơn nếu muốn nghe thấy tiếng nuốt. Sau khi sữa đã ra đều, tiếng nuốt sẽ rõ ràng hơn. Khi trẻ mút sữa và kích thích phản ứng tiết sữa, bạn sẽ nghe thấy tiếng trẻ nuốt mỗi khi trẻ mút 1 hoặc 2 lần. Việc chủ động mút và nuốt này cần tiếp tục kéo dài trong 5 đến 10 phút ở mỗi bên vú.
  • Sữa không bị rỉ ra nhiều từ các góc miệng của trẻ. Thay vào đó trẻ đã nuốt được sữa.
  • Bạn không nghe thấy tiếng lách chách nữa, nghĩa là trẻ không đặt lưỡi đúng chỗ và không ngậm vú đúng cách.
  • Bạn không thấy bầu má (phần giữa của má trẻ hóp vào) trẻ trong khi mút. Điều này có thể cho thấy trẻ không ngậm chặt vú và đang không mút được lúc chuyển động nướu và lưỡi. Hãy kéo trẻ ra và thử cho ngậm lại.

1170758_10201286981390763_536873248_n

Ảnh minh họa khớp ngậm đúng

Rốt cuộc thì bạn cũng sẽ biết trẻ có ngậm đúng và bú được sữa không nhờ vào cảm giác của mình. Nếu bạn có một tư vấn viên về sữa giúp đỡ (điều này là thường rất cần thiết cho những ai làm mẹ lần đầu) tập trung chú ý vào cảm nhận của đầu vú khi trẻ ngậm vào đúng cách. Sẽ không có gì đau đớn cả. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc trẻ bú tạo cảm giác ra sao trên quầng vú. Bạn sẽ thực sự thấy một cảm giác hơi ngứa ran khi trẻ mút sữa ra khỏi các nang sữa. Điều đó khẳng định rằng trẻ đã ngậm vú chặt và đúng cách. 

Khi trẻ không ngậm chắc chắn vào quầng vú, cảm giác đau nhức ở đầu vú cho biết “Báo động đỏ! Ngậm vú chưa đúng”. Đừng cố nấn ná với cách ngậm vú chưa đúng. Hãy ngừng lại và thử lại. Phải đảm bảo rằng bạn chờ đến lúc miệng trẻ mở rộng và lưỡi trẻ nằm thẳng và hướng ra trước khi đưa trẻ ngậm vào vú. Vội vã đưa trẻ ngậm vú có thể khiến trẻ chỉ ngậm vào được đầu vú. Bạn sẽ bị đau nhức sau đó còn trẻ không có đủ sữa.

Hãy kiên nhẫn. Hít thở thật sâu vài lần, làm cho trẻ bình tĩnh lại, và tự mình cũng phải bình tĩnh. Hầu hết các bà mẹ và con cần 1 hoặc 2 tuần để thành thạo việc cho bú sữa.

Bạn cần làm gì nếu thấy khó thực hiện đúng cách

Bạn cần chú ý là những khó khăn của việc cho trẻ ngậm vú và mút sữa thường sẽ được giải quyết trong vài ngày. Đây là những điều bạn cần làm:

  • Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên viên về sữa nếu bạn gặp khó khăn khi cho trẻ ngậm vú hoặc cảm thấy trẻ không mút được sữa đúng cách. Một chuyên viên tư vấn sẽ chỉ cho bạn cách giúp trẻ ngậm vào vú mẹ tốt hơn, hoặc giúp bạn dạy trẻ mút sữa cho đúng. Một số trẻ sơ sinh cần được dạy cách ngậm chặt hơn vào quầng vú và mút sữa với mặt sau của lưỡi thay vì mút phần trước của quầng vú với mặt trước của lưỡi. Việc mút sữa không đúng cách cũng làm cho đầu vú của bạn bị đau.
  • Đảm bảo rằng trẻ bú đủ sữa. Nguyên tắc đầu tiên để giải quyết các vấn đề gặp phải khi cho trẻ bú là phải làm cho trẻ đủ no. 
  • Nếu cần phải bổ sung sữa ngoài, tránh sử dụng chai. Lượng sữa bổ sung này có thể được cho trẻ uống bằng cốc, thìa, dụng cụ nhỏ giọt hoặc xi lanh cho ăn, hoặc dụng cụ hỗ trợ cho ăn. Sử dụng một trong số các công cụ này sẽ tránh được khả năng trẻ bị lẫn ti, vốn xuất phát từ việc phải cho trẻ ăn bằng đầu ti giả.
  • Có thể bạn phải dùng máy hút sữa để có đủ lượng sữa cần thiết cho đến khi trẻ biết bú sữa đúng cách. Lượng sữa bạn hút ra có thể được bón cho trẻ. Để tạo và duy trì lượng sữa đủ cho trẻ khi trẻ chưa thể bú đúng cách, bạn cần một máy hút sữa chạy điện chất lượng cao. 
  • Không nản lòng. Việc cho con bú mẹ không diễn ra tự nhiên và dễ dàng đối với hầu hết các bà mẹ. Vì thế bạn cần phải học cách giúp trẻ ngậm được vú đúng cách và trẻ cần được dạy cách mút sữa hiệu quả. Điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, cũng như bất kỳ một mục tiêu đáng cố gắng nào khác trong đời. Hãy nhớ, mọi việc sẽ dần trở nên dễ dàng hơn. Đừng nản lòng nhé!
Các tin liên quan
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG
Cách tắm cho bé
Mát xa cho bé
Bé không chịu ngủ - Trẻ sơ sinh khó ngủ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dỗ trẻ ngủ ngon
Giúp bé ngủ ngon
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Ưu nhược điểm khi trữ đông sữa trong bình thuỷ tinh
Trữ đông sữa: Làm gì khi mất điện
Nuôi con bằng sữa mẹ – Điều cần biết trong những tuần đầu đời của bé
Quá trình chuyển từ bú bình sang bú mẹ hoàn toàn
Các dấu hiệu tắc sữa / viêm tuyến sữa và cách xử lý
Nguyên nhân gây tắc và viêm tuyến sữa
Những trường hợp lầm tưởng rằng mẹ không đủ sữa cho bé
Các nguyên nhân làm cho mẹ bị giảm lượng sữa
Khi mẹ quyết định hút sữa hoàn toàn
Tập cho bé bú mẹ trở lại
Trẻ bú bình cần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Cách nhận biết trẻ (dưới 6 tuần tuổi) có bú đủ hay không