Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.903.812
Nuôi con bằng sữa mẹ – Điều cần biết trong những tuần đầu đời của bé
(Ngày đăng: 05/09/2016 - Lượt xem: 1493)
Chú ý: Những kiến thức này áp dụng với bé bú mẹ hoàn toàn.

Bao lâu bé bú một lần?

Mẹ cần cho bé bú thường xuyên sẽ kích thích tăng nguồn sữa và giảm các triệu chứng căng cứng. Thông thường, nên cho bé bú ít nhất từ 8 – 12 lần một ngày (trong tuần đầu đời, bé thường bú từ 10-12 lần mỗi ngày, từ tuần thứ 2 trở đi, bé có thể bú từ 8-12 lần mỗi ngày)
 

Bạn nên cho bé bú ngay khi bé có những dầu hiệu đói và muốn ăn (tay sờ miệng, ọ ẹ) chứ đừng chờ tới khi bé cáu, khóc rồi mới bé bú. Cố gắng không hạn chế thời gian cho bé bú, nhất là khi bé vẫn đang bú tích cực. Bạn có thể chuyển cho bé bú bên kia chỉ khi bé đã bú hết một bên. Một vài bé khi mới sinh ngủ thường xuyên, bạn có thể cho bé bú mỗi 2 giờ (vào ban ngày) hoặc 4 giờ (vào ban đêm).

Bé có bú đủ sữa hay không?

Để biết bé có bú đủ hay không, mẹ cần xác định:

  • Bé có tăng cân hay không: Thông thường, sau vài ngày mới sinh, bé thường giảm khoảng 7% tổng số cân nặng. Sau đó, trung bình mỗi tuần bé sẽ tăng khoảng 170g. Trong trường hợp bé tăng ít hơn 170g mỗi tuần, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
  • Bé ị mỗi ngày: Trong 2-3 ngày mới sinh, bé thường ị khoảng 1 -2 lần một ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi, phần bé thường màu vàng, và thường ị 3-4 lần mỗi ngày. Có một số bé ị 10 lần mỗi ngày (hoặc hơn), điều này cũng không có gì đáng ngại. Với những bé bú mẹ hoàn toàn, phân bé có thể mềm, nhão hoặc thành hình cục.
  • Bé tè đủ mỗi ngày: Trong 2-3 ngày đầu, bé thường tè ướt 1 -2 bỉm (ngày đầu 1 bỉm, ngày 2 hai bỉm, …). Khi sữa mẹ về, bé sẽ tè ướt từ 5-6+ bỉm mỗi ngày. Để có cảm nhận về một bỉm ướt, mẹ có thể đổ 45ml nước lên bỉm khô và cẩm thử  để cảm nhận.

Sự thay đổi của vú mẹ

Sữa mẹ thường sẽ “về” (nói cách khác là sữa mẹ tăng nhiều về lượng và chuyển từ dạng sữa non sang sữa già) sau 2-5 ngày sau sinh. Để giảm các triệu chứng căng, tức, mẹ cần cho bé bú thường xuyên, không bỏ qua bất kỳ cữ bú nào (kể cả ban đêm). Mẹ cần đảm bảo rằng bé bú đúng khớp, và luôn cho bé bú từng bên một (bú cạn một bên rồi mới chuyển sang bên kia). Để làm giảm sự khó chịu khi ngực bị căng tức, mẹ có thể dùng bắp cải để lạnh và chườm vú. Nếu bé không thể bú đúng khớp do ngực quá căng, mẹ vắt tay một chút để núm vú mềm ra, rồi cho bé bú lại.

Các trường hợp mẹ cần đưa bé đi khám ngay:

  • Bé không tè và không ị
  • Nước tiểu của bé có màu sẫm sau ngày thứ 3 sau sinh (nước tiểu của bé từ ngày thứ 4 trở đi thường có màu vàng nhạt hoặc trong)
  • Phân của bé có màu sẫm sau ngày thứ 4 sau sinh (phân của bé từ ngày thứ 5 trở đi thường có màu vàng của mù tạt và không còn phân su nữa)
  • Bé tè quá ít, và bú ít so với các số liệu đã nêu trên
  • Mẹ có hiện tượng bị viêm vú (đau ngực, sốt, lạnh, mệt mỏi như khi bị cúm)

 Một số điều bình thường, mẹ không phải lo lắng khi:

  • Bé đòi bú thường xuyên, và/hoặc mỗi cữ bú diễn ra lâu
  • Các cữ bú của bé thay đổi theo từng ngày
  • Bé đòi bú liên tục trong vài giờ lien tục, thường là vào chiều tối. Việc này có thể trùng với thời điểm gắt gỏng mà nhiều bé thường hay gặp trong những tháng đầu đời.
  • Giai đoạn tăng trưởng, khi mà bé thường bú nhiều hơn bình thường trong một vài ngày liên tục, và thường xuyên cáu kỉnh, gắt gỏng. Các thời điểm thong thường của giai đoạn này trong những tuần đầu sau sinh thường vào:
    • Những ngày đầu mới từ viện về nhà
    • Ngày thứ 7 – 10
    • Tuần 2-3
    • Tuần 4-6

 Nguồn sữa mẹ

Nhiều bà mẹ thường hay lo lắng về nguồn sữa mẹ có đủ cho bé không, có tốt cho bé không. Khi bé bú mẹ hoàn toàn, miễn là bé vẫn lên cân tốt, mẹ có thể chắc rằng nguồn sữa của mình là lựa chọn tốt nhất cho bé. Giữa các lần kiểm tra cân nặng định kỳ, mẹ có thể kiểm tra lượng bỉm bé tè ướt/ị bẩn như một trong những dấu hiệu bé vẫn bú đủ.

Các tin liên quan
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG
Cách tắm cho bé
Mát xa cho bé
Bé không chịu ngủ - Trẻ sơ sinh khó ngủ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dỗ trẻ ngủ ngon
Giúp bé ngủ ngon
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Ưu nhược điểm khi trữ đông sữa trong bình thuỷ tinh
Trữ đông sữa: Làm gì khi mất điện
Quá trình chuyển từ bú bình sang bú mẹ hoàn toàn
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách
Các dấu hiệu tắc sữa / viêm tuyến sữa và cách xử lý
Nguyên nhân gây tắc và viêm tuyến sữa
Những trường hợp lầm tưởng rằng mẹ không đủ sữa cho bé
Các nguyên nhân làm cho mẹ bị giảm lượng sữa
Khi mẹ quyết định hút sữa hoàn toàn
Tập cho bé bú mẹ trở lại
Trẻ bú bình cần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Cách nhận biết trẻ (dưới 6 tuần tuổi) có bú đủ hay không