Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
2
Tổng truy cập:
1.895.927
Bé không chịu ngủ - Trẻ sơ sinh khó ngủ
(Ngày đăng: 05/09/2016 - Lượt xem: 1553)
Mặc dù ngủ là mộ thoạt động rất tự nhiên và thuộc về bản năng, nhiều em bé vẫn ngủ không tốt lắm. Bé thường cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách thiếp ngủ và sau đó tiếp tục ngủ trong đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn.

Bé không chịu đi ngủ

Mặc dù ngủ là mộ thoạt động rất tự nhiên và thuộc về bản năng, nhiều em bé vẫn ngủ không tốt lắm. Bé thường cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách thiếp ngủ và sau đó tiếp tục ngủ trong đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn.

Chăm sóc một em bé nhiều ngày không chịu ngủ sẽ khiến bạn kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Hãy nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.

Những lí do phổ biến khiến trẻ sơ sinh khó ngủ:

  • Phụ huynh bỏ qua những dấu hiệu mệt mỏi của bé. Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như kêu la, khóc nhè và ngáp chứng tỏ chúng đang mệt mỏi và cần phải được ngủ. Việc bỏ qua “cơn buồn ngủ” của bé và làm chúng tỉnh táo có thể sẽ bé “mất cử ngủ” và mất nhiều thời gian hơn để đi vào nền nếp.

  • Em bé sẽ không muốn ngủ khi bị quá kích thích hay quá mệt mỏi.

  • Thiếu cơ hội được đi ngủ. Trẻ sơ sinh lớn nhanh nhờ các thói quen ổn định giúp hỗ trợ sức khỏe của chúng và những nhu cầu vật lý. Một vài em bé nhạy cảm với sự thay đổi, khiến chúng ngủ không được tốt.

  • Đói hay cảm thấy khó chịu. Trẻ sơ sinh cần cảm thấy một chút mệt mỏi, một chút yên ắng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Hướng dẫn giúp trẻ ngủ ngon

 Các kiểu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau, mặc dù nhìn chung các bé cần phải ngủ từ 9-18 tiếng trong một ngày.  Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít đi và thích được thức lâu hơn. Khi sáu tháng tuổi, nhiều em bé sẽ ngủ suốt đêm.

  • Trẻ sơ sinh có thể sẽ ngủ nhiều hơn trong một số ngày. Giấc ngủ của bé là một quá trình có sự thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và lớn lên của bé.

  • Trẻ nhỏ cần bố mẹ giúp điều chỉnh cảm xúc và cần cảm giác an toàn và được bảo vệ. Chúng thích được ủ chăn hay quấn tã, ôm ấp hay đu đưa nhẹ để ngủ.

  • Trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi có thể dần dần học các kỹ năng để tự ổn định sau khi được đáp ứng tất cả mọi nhu cầu. Bé cũng có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không đánh thức bố mẹ dậy.

  • Giấc ngủ của bé không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của bạn. Phản ứng của bạn đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng đến việc làm sao để bé bình tĩnh và học cách đi vào giấc ngủ.

Khi không ngủ trở thành một mối lo:

Một em bé không ngủ thường sẽ trở nên mệt mỏi và khiến bố mẹ thấy khó khăn với việc chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu của bé. Điều đó cho thấy chúng ta không nên đánh giá thấp tác động của việc bé không chịu ngủ có thể gây ra khó khăn đối gia đình, bố mẹ có thể trở nên nản lòng và ngột ngạt khi họ không được nghỉ ngơi.

  • Khi bé quấy khóc liên tục khiến bạn không thể làm được việc gì sẽ khiến bạn kiệt sức. Hãy nhờ người thân, họ hàng, bạn bè tin cậy hay hàng xóm để có được những lời khuyên và sự giúp đỡ.

  • Nhận thức được rằng bạn cũng có nhu cầu riêng của mình. Đây là lý do xác đáng để bạn đôi khi thoát khỏi việc chăm con để dành thời gian cho riêng mình.

  • Một sự thay đổi đột ngột trong hành vi ngủ của bé có thể là một dấu hiệu của bệnh tật. Hãy nhận biết các triệu chứng ở sự thay đổi về sức khỏe của bé. Tin tưởng vào phán đoán riêng của bạn bởi bạn hiểu con mình hơn ai khác.

  • Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về việc con mình thiếu ngủ, hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế của bạn.

Các tin liên quan
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG
Cách tắm cho bé
Mát xa cho bé
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dỗ trẻ ngủ ngon
Giúp bé ngủ ngon
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Ưu nhược điểm khi trữ đông sữa trong bình thuỷ tinh
Trữ đông sữa: Làm gì khi mất điện
Nuôi con bằng sữa mẹ – Điều cần biết trong những tuần đầu đời của bé
Quá trình chuyển từ bú bình sang bú mẹ hoàn toàn
Nhận biết khớp ngậm đúng khi bé bú mẹ đúng cách
Các dấu hiệu tắc sữa / viêm tuyến sữa và cách xử lý
Nguyên nhân gây tắc và viêm tuyến sữa
Những trường hợp lầm tưởng rằng mẹ không đủ sữa cho bé
Các nguyên nhân làm cho mẹ bị giảm lượng sữa
Khi mẹ quyết định hút sữa hoàn toàn
Tập cho bé bú mẹ trở lại
Trẻ bú bình cần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Cách nhận biết trẻ (dưới 6 tuần tuổi) có bú đủ hay không