Tìm kiếm
Bạn đã chọn 0 sản phẩm / Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Tell: 0974890436
Hotline: 0962888948
Tư vấn 1
Mrs Đinh Hằng: 0974.890.436
Tư vấn 2
Mr. Thắng: 0962.888.948
Thương hiệu bán chạy
Đang online:
1
Tổng truy cập:
1.903.977
KIẾN THỨC VỀ VITAMIN D VÀ DINH DƯỠNG CỦA BÉ BÚ MẸ - WHO 2002
(Ngày đăng: 10/05/2016 - Lượt xem: 1456)
Vitamin D là một đề tài được nhiều mẹ quan tâm. Do đó, qua bài viết này, Betibuti muốn chia sẻ với cm thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia về vitamin D và sữa mẹ trên thế giới, để các mẹ tham khảo.

Vitamin D là một đề tài được nhiều mẹ quan tâm. Do đó, qua bài viết này, Betibuti muốn chia sẻ với cm thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia về vitamin D và sữa mẹ trên thế giới, để các mẹ tham khảo.

Bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi nuôi con sữa mẹ, để giúp trả lời các câu hỏi của cm liên quan đến việc "có nên bổ sung vitamin D cho bé bú mẹ hay không?

"Nguồn: Tài liệu "Nutrition Edequacy of Exclusive Breastfeeding for the Term Infants during the First Six Month of Life" (WHO - 2002) và một số thông tin khác của WHO 2009, 2013 và các bài viết chuyên ngành khác.

 

 

1- Giới thiệu tổng quát:

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo được tổng hợp ở da và có thể hấp thụ được từ thực phẩm. Có hai hình thức: vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D2 có nguồn gốc từ ergosterol, một sterol thực vật, và thu được thông qua chế độ ăn uống, vitamin D3 bắt nguồn từ 7-dehydrocholesterol, một tiền chất của cholesterol.

Cả hai loại vitamin D2 và D3 được hydroxyl hóa ở gan thành 25 hydoxy-vitamin D và được chuyển hoá một lần nữa ở thận để tạo thành các hormone hoạt tính sinh học, 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25 (OH) 2D). Tế bào hấp thụ vitamin D ở dạng 1,25(OH)2D có trong ruột non và các mô khác như não, tuyến tụy và tim. D có chức năng tạo và phân chia tế bào. Tế bào hấp thụ 1,25(OH)2D cũng có trong ruột non và đại tràng của bào thai, cho thấy vitamin D có vai trò quan trọng trong việc phân chia và phân loại tế bào trong bào thai. Sau khi bé được sinh ra, D có vai trò chính giúp chuyển hoá canxi và phosphate.

2- Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vitamin D trong sữa mẹ:

Sữa mẹ có hàm lượng vitamin D thấp và phụ thuộc vào lượng vitamin D từ mẹ.Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vitamin D ở mẹ bao gồm sắc tố da, mùa và vĩ độ... ở vùng > 40o vĩ tuyến Bắc/ Nam [và ở vùng >32o vĩ tuyến Bắc/ Nam vào mùa Đông] sữa mẹ chỉ có vitamin D từ dinh dưỡng của mẹ, chứ không có thêm một chút vitamin D nào từ nắng trời. Do đó, sữa của những bà mẹ sống ở các vùng bắc ôn đới/ hàn đới đó sẽ có hàm lượng D rất thấp.

[Việt Nam nằm từ 8o27 đến 23o23 vĩ tuyến Bắc, do đó, nắng ấm dồi dào, và nắng mùa đông ở miền Bắc vẫn có thể giúp tạo vitamin D.]

Vì chỉ có một vài thực phẩm có chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, gan và cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi...), nên thông thường cm khó có thể nhận đủ vitamin D từ thực phẩm - nguồn D của mẹ thường phải phụ thuộc vào nắng trời. Vì thế, nếu mẹ cũng không nhận được nắng trời, vd do phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo, bà mẹ luôn trùm kín khi ra đường, thì họ cần đc bổ sung vitamin D để đảm bảo lượng vitamin D cần thiết cho con trong sữa mẹ. [Ở một số nước, thai phụ và bà mẹ cho con bú cần được bổ sung 2,000 - 4,000 IU vitamin D/ ngày.]

Ước tính nhu cầu vitamin D theo Hội Đồng Dinh dưỡng và Thực phẩm Hoa Kỳ (America Food and Nutrition Board) thì tổng nhu cầu của trẻ sơ sinh đến 6 tháng là 5g vitamin D.

Hội đồng này cũng thừa nhận rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ + "thường xuyên phơi nắng một tí" thì không cần phải bổ sung vitamin D.

[Lượng D được tạo ra dưới da khi được tiếp xúc dưới nắng trời phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- tuổi tác: tuổi nhỏ > tuổi già
- cơ thể: BMI chuẩn > béo phì
- màu da: da trắng > da sậm- diện tích da: diện tích nhiều > diện tích ít
- vị trí địa lý: gần xích đạo > xa xích đạo
- mùa trong năm: mùa hè > mùa đông- góc của tia nắng mặt trời (giờ trong ngày): góc lớn > góc nhỏ
- độ nắng (mây, mù, sương): nắng to > trời mù
- văn hoá (trang phục): ít đồ > trùm kín
- cách sử dụng kem chống nắng: bôi sau khi ra nắng (10'-15') > bôi kem trước khi ra nắng

Thời gian phơi nắng cũng không hoàn toàn giống nhau ở mỗi vùng, tia UVB có tác dụng tốt khi mặt trời lên cao 45o - 50o, nên tuỳ vị trí địa lý, tuỳ mùa, mà giờ ra nắng tốt có thể khác nhau. Ở VN là nắng sáng trước 9 giờ, nhưng ở Bắc Mỹ lại là sau 10g sáng mùa hè.

Do đó, không có một lời khuyên nào là chính xác cho tất cả mọi người, vì chưa có nghiên cứu nào biết được chính xác LƯỢNG vitamin D được tạo ra ở MỖI NGƯỜI như thế nào.]

Tổng thời gian phơi nắng đề nghị cho bé, (tương đối, không thể nào chính xác) như sau: 
- tối thiểu 2 giờ/ tuần, nếu nắng chỉ tiếp xúc da mặt
- tối thiểu 30 phút/ tuần, nếu chỉ có phơi nắng chân tay 
- tối thiểu 15 phút/ tuần, nếu phơi nắng cả người (tiếp xúc nắng 45% diện tích da)

Mức vitamin D bình thường trong máu người lớn được định là 50 nmol/l, tuy nhiên một mức độ chuẩn cho trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sống trong các vùng ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời, có hàm lượng vitamin D trong máu rất thấp và sẽ bị còi xương. Mức <27.5 nmol/l ở trẻ sơ sinh được coi là thiếu D và sẽ khiến bé bị còi xương.Ngược lại, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong vùng nhiệt đới đầy nắng ấm [như Việt Nam] có đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ trước 6 tháng tuổi.

Điều quan trọng cần nhớ là, hàm lượng D trong máu mẹ và sữa mẹ có tương đồng, tuy nhiên, hàm lượng D trong máu bé có thể cao hơn trong sữa mẹ, vì cơ thể bé có khả năng tự tạo vitamin/hocmon D này.

3- Vitamin D và phát triển của trẻ nhỏ:

Qua một kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc trẻ sơ sinh bú sữa mẹ phân ngẫu nhiên vào các nhóm được bổ sung 100, 200 hoặc 400 IU vitamin D mỗi ngày. Các liều khác nhau của vitamin D không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ sơ sinh được sinh ra ở vĩ độ giống nhau, mà chỉ có khác biệt đáng kể trong tăng chiều dài của các bé, trong 6 tháng đầu, giữa trẻ sơ sinh sống ở miền Bắc so với nhóm trẻ ở miền Nam Trung Quốc.

Các bé trong nhóm đối tượng nghiên cứu ở miền Bắc TQ đều tăng chiều cao tốt hơn, nhưng không phụ thuộc vào mức độ vitamin D bổ sung là 100 hay 200 hay 400, cũng không phụ thuộc vào mùa. Kết quả cho thấy, các yếu tố khác (gene, môi trường...) ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của các bé trong 2 vùng này, chứ không phải phụ thuộc vào hàm lượng vitamin D được bổ sung.

4- Vitamin D và sự phát triển của trẻ lớn hơn:

Ảnh hưởng của vitamin D với mức tăng trưởng của trẻ lớn hơn vẫn còn nhiều tranh cãi, vì các nghiên cứu đưa ra các kết quả khác nhau.

KẾT LUẬN:

Dù hàm lượng vitamin D vào sữa mẹ thấp và phụ thuộc vào tình trạng vitamin D của mẹ [có thể biết qua việc xét nghiệm nồng độ D trong huyết thanh của mẹ], trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vẫn có thể có hàm lượng vitamin D bình thường khi tình trạng vitamin D của mẹ là bình thường và / hoặc trẻ sơ sinh được tiếp xúc với đủ lượng ánh sáng mặt trời.

Theo tài liệu của WHO 2002 thì chưa xác đinh được rõ nếu bé không được phơi nắng, nhưng mẹ bổ sung D đầy đủ thì bé có nhận đủ vitamin D qua sữa mẹ hoàn toàn không.

Tuy nhiên, theo báo cáo sau đó của WHO 2009, đã có nghiên cứu chứng minh là bổ sung D đầy đủ cho mẹ [@4,000 IU/ ngày], cũng đủ vitamin D trong sữa mẹ cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ngay cả khi bé không được tắm nắng.

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2013, hướng dẫn: Có thể bổ sung D cho bé bú mẹ trong vài tháng đầu đời nếu bé / và mẹ không được tiếp xúc với nắng do CÁC TRƯỜNG HỢP như:
- vị trí địa lý: >40o vĩ tuyến
- mùa trong năm: mùa đông kéo dài- văn hoá: phụ nữ trùm kín khi đi ra đường
- lý do khác: mẹ bị thiếu D, không được bổ sung D trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú [ví dụ mẹ đang điều trị dùng một số loại thuốc lao, động kinh, nhuận trường/ lợi tiểu.. không thể bổ sung đồng thời với vitamin D.

Các mẹ có thể yên tâm bổ sung đầy đủ D cho mình để nuôi con sữa mẹ hoàn toàn đầy tự tin!

 

Các tin liên quan
CÁCH VẮT VÀ TRỮ SỮA NON TRƯỚC KHI SINH
CÁCH CHĂM SÓC BẦU VÚ KHI CHO CON BÚ VÀ DÙNG MÁY HÚT SỮA
CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ
CÁCH KÍCH SỮA VỚI MÁY HÚT SỮA, DÀNH CHO MẸ ĐANG CHO CON BÚ
CÓ NÊN DÙNG CÁC LOẠI THUỐC/ THẢO DƯỢC LỢI SỮA
CÁC NGUYÊN TẮC ĂN DẶM DÀNH CHO TRẺ BÚ MẸ
BÉ BÚ MẸ HOÀN TOÀN CÓ TIÊU CHẢY, TÁO BÓN KHÔNG?